Over 16,534,236 people are on fubar.
What are you waiting for?

Lò hơi là nguồn chủ yếu cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là gồm có hơi nước cao áp. Lò hơi công nghiệp có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhautừ những nhiên liệu khác nhau và hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu chính để đốt lò là gỗ củihoặc than đá hay dầu FO. Khói thải của lò hơi phụ thuộc vào nhiên liệu sử dụng.

 

Sử dụng nhiên liệu để tạo nhiệt lò hơi dù đã có sử dụng hộp khói ướt riêng ở mỗi lò hơi nhưng khi quá trình vận hành hệ thống thì vẫn còn  tạo ra bụi tro bay theo khóivà  nếu không xử lý lọc bụi trước khi thải ra sẽ không đạt tiêu chuẩn về khí thải vànghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. 

 

Ngoài bụi tạo ra thì lượng củi trấu sau khi đốt cháy hết trong lò hơi trở thành bụi tro và được chuyển ra bãi chứa  tro bụi cũng cần được xử lý để cho bụi tro ẩm ướt nếu khôngkhi gặp gió bụi sẽ vẫn bay ra môi trường.

 

Vậy làm sao để xử lý những tro bụi mà lò hơi tạo ra môi trường chúng ta cùng xem Hệ thống lọc bụi lò hơi ra sao?

 

 

Đục những lỗ nhỏ trên thân ống khóivà đặt một bể nước chạy vòng quanh… một kỹ sư đã thiết kế thành công  tạo ra hệ thống lọc bụi lò hơi từ chính ống khói.

 

Hệ thống lọc bụi do anh Lê Văn Chính, kỹ sư nhiệtcủa phòng Kỹ thuật - Xây dựng cơ bản, Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi thiết kế. Hệ thống này đạt giải nhì cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi năm 2009 và đượcbình chọn tham dự Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc 2009.

 

Trước đây, nồi hơi đốt than của các nhà máy được trang bị hệ thống khử bụi xyclon khô. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phù hợp với việc đốt than đá tạo ra ít khói bụi và có ít khói bụi bay theo. 

Vào năm 2007, khi giá than đá tăng caolúc này các công ty quyết định chuyển từ đốt nhiên liệu than đá sang đốt mùn cưavà bã mía thì bộ lọc bụi này không đáp ứng được yêu cầu về lọc bụi, khiến khói bụi bay ra nhiều, gây ô nhiễmtới môi trườngvà hơn nữa là ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người dân quanh vùng. 

 

Trong khi đó, việc mở rộng hệ thống chiếm diện tích nhiều và giá thành lại cao. Trước đòi hỏi thực tếvề tình trang kinh tế của các nhà máy anh Chính tìm cách nghiên cứu và thiết kế hệ thống lọc bụi kiểu màng nước sử dụng chính ống khói lò hơi để làm hệ thống lọc bụicho nhà máy.

Theo đó, ở độ cao 10,25 manh cho một bể nước nhỏ được lắp đặt uốn quanh thân ống khóicủa lò hơi. Thânống khói được khoan những lỗ nhỏ thích hợp. Một đường ống cấp một lượng nước không đổi cho bể này, nước từ bể qua những lổ nhỏ phun vào bên trong ống khói tạo thành màng nước chảy đều hết chu vi của ống khói.

Nước cuốn trôi bụi cho khói lò bay ra ngoài. Cũng từ độ cao này xuống phía dưới, bên trong ống khói được lát một lớp đá granit nhằm bảo vệ vỏ thép của ống khói tránh bị mài mòn. Nước cuốn theo tro chảy dọc thân ống khói xuống phía dưới được đưa vào một bể lắng. “Sau khi để lắng tự nhiên tại đây, nước được tái sử dụng, còn tro bụi dùng sản xuất phân hữu cơ”, anh Lê Văn Chính cho hay. 

 

Giải pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp lọc bụi khô, đồng thời xử lý triệt để bụi tro lò hơi bay ra môi trường xung quanh. 

 

Từ khi áp dụng vào tháng 8/2009 đến nay, hệ thống lọc bụi kiểu màng nước giải quyết đến trên 95% bụi thoát ra từ lò hơi đốt các chất thải như bã mía, mùn cưa.

 

Số liệu của Trung tâm Kỹ thuật quan trắc môi trường (thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất), cho thấy, lượng khói bụi tại khu vực lấy mẫu ở nhà máy đường Quảng Phú năm 2009 so với năm 2007 giảm trên 13 lần. Tình trạng cải thiện ô nhiễm khói bụi, được người dân quanh nhà máy đánh giá cao. 

 

Về lợi ích kinh tế, nếu lắp đặt hệ thống lọc bụi ướt theo thiết kế lò hơi của Trung Quốc thì chi phí lên đến 500 triệu đồng. Trong khi đó, giải pháp của anh Chính chỉ mất có 87 triệu đồng.

1/ Tại sao nồi hơi có thể bị nổ

Đối với cá nhân hay doanh nghiệp thì vấn đề an toàn cháy nổ luôn được đặt lên hàng đầu. Việc vận hành an toàn các nồi hơi đòi hỏi phải quan tâm kỹ lưỡng đến nhiều nhân tố. Bởi lẽ những sự cố gây ra hoàn toàn có thể dẫn đến những thảm họa. Hậu quả của sự cố thế nào có lẽ chúng ta đều mường tượng ra được. Vậy nguyên nhân của những tai nạn nổ lò là gì? và chúng ta có nên quá lo lắng về nó hay không? Những hiện tượng phổ biến nhất dẫn đến phá hủy nồi hơi là:

•  Nổ do nhiên liệu

•  Tình trạng cạn nước

•  Xử lý nước không đảm bảo

•  Khởi động sai

•  Va đập gây hỏng hóc ống

•  Đốt nóng dữ dội

•  Nước cấp bẩn

•  Phương pháp xả không thích hợp

•  Việc bảo quản không đúng

•  Tạo chân không bên trong lò hơi

•  Tác động của ngọn lửa

Sau đây chúng ta đi phân tích nguyên nhân chính dẫn tới nổ lò hơi nhiều nhất là nổ nhiên liệu

Nổ nhiên liệu là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất trong quá trình vận hành nồi hơi trong buồng đốt. Để xảy ra nổphải hội tụ đủ một số điều kiện và nếu nồi hơi vận hành đúng thì những điều kiện đó không thể xảy ra. Những nguyên nhân chính gây nổ nhiên liệu là:

+ Hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu: Nó rất nguy hiểm ở chỗ nhiên liệu không cháy có thể tích tụ lại với nồng độ cao, khi phần nhiên liệu không cháy này bắt cháy, nó sẽ cháy rất nhanh và dễ phát nổ. Hiện tượng hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu có thể

xảy ra khi cung cấp không đủ không khí cho quá trình cháy. Không được thêm không khí vào buồng đốt đang bị nhuốm đen vì khói. Việc cần làm là ngừng lò, vệ sinh, sau đó tìm biện pháp khắc phục. Nếu thêm không khí vào lúc này, bạn có thể tạo ra một hỗn hợp gây nổ. Nếu hỗn hợp quá giàu nhiên liệu là nguy hiểm thì điều ngược lại (hỗn hợp thừa không khí - ND) lại không giống như vậy.

Một hỗn hợp nghèo nhiên liệu do được cung cấp thừa không khí không phải là một mối nguy hiểm.

+ Quá trình tán sương dầu không đảm bảo: Tương tự như hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu,một chút tồn đọng nhiên liệu dễ cháy nào trong buồng đốt cũng có thể gây ra nổ.Để ngăn chặn điều này đầu vòi phun dầu phải sạch, nhiệt độ dầu phải thích hợp, độ nhớt của dầu phải theo đúng quy định cho từng loại dầu, áp suất  

của hơi nước (hay không khíWink dùng để tán sương và áp suất dầu phải được điều chỉnh thích hợp.

+ Việc thông thổi không đúng - Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi phải ngừng đốt để xử lý các trục trặc của quá trình cháy. Xem xét hiện tượng sau: giả sử rằng đầu vòi phun dầu bị tắc làm rối loạn dòng dầu phun , gây ra ngọn lửa không ổn định dẫn đến lửa tắt dần. Người điều khiển cố gắng châm lại bộ đốt mà không điều tra nguyên nhân và trong suốt thời gian cố gắng châm lại liên tiếp đó, dầu vẫn được phun vào buồng đốt. Dầu trên sàn buồng đốt nóng bắt đầu bay hơi và giải phóng các khí dễ cháy khi người vận hành cố gắng đánh lửa để đốt lại. Bộ đánh lửa sẽ đốt cháy lượng lớncác khí dễ cháy còn đọng lại trong buồng đốt và gây ra nổ. Toàn bộ viễn cảnh này có thể được ngăn chặn bằng cách:

Điều tra nguyên nhân sai sót trước khi cố gắng châm lửa lại.Cho làm sạch hoàn toàn buồng đốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi dầu tràn ra buồng đốt. Việc làm sạch sẽ hút lượng khí chưa được đốt cháy còn đọng lại cho đến khi mật độcủa các khí đó ở dưới giới hạn nổ. Phải làm sạch!

2/ Tình trạng cạn nước

Tình trạng cạn nước hoàn toàn có thể hình dung được nếu biết rằng trong khi nhiệt độ buồng đốt luôn lớn hơn 1800 độ F, thì độ bền của thép giảm rất nhanh nhiệt độ trên 800 0F. Điều duy nhất cho phép nồi hơi chịu được nhiệt độ này của buồng đốt là do nước luôn có mặt trong tất cả các ống tiếp xúc với lửa.

Tình trạng cạn nước sẽ làm ống thép của nồi hơi bị chảy

Nồi hơi công nghiệp thường là những nồi hơi “đối lưu tự nhiên”, không dùng bơm để lưu thông nước trong ống. Những thiết bịnày dựa vào sự chênh lệch tỷtrọng giữa nước nóng và nước lạnh tạo ra sự đối lưu.

Khi nước di chuyển trong ống được đốt nóng, nhiệt độcủa nước tăng lên và chúng chuyển lên

bao hơi của nồi hơi. Quá trình này làm cho nước nhận nhiệt và sinh hơi. Nước lạnh hơn được cấp

vào đểthay thếnước đã bay lên, tạo ra sự đối lưu tựnhiên. Sơ đồtrên cho thấy một mạch đối lưu

của nồi hơi điển hình.

Nước cấp nồi hơi được đưa vào bao hơi.

Nước lạnh hơn chìmxuống trong ống nước xuống.

Nước hấp thu nhiệt từ ống, sau đó nuớc nóng đi lên bao hơi.

Do yêu cầu khắt khe vềmực nước, những nồi hơi hiện đại được trang bịthêmcông tắc tự động

cấp nước. Nhiều nồi hơi cũcó thểkhông có những thiết bịkhá rẻnày. Nếu nồi hơi của bạn

không có bộbảo vệcạn nước, hãy chạy nhanh đến điện thoại và gọi điện ngay cho nhà cung cấp

đểyêu cầu lắp một bộmới. Đừng chậm trễ, một sựcốvà một khoản tốn kém do sửa chữa đang

chực chờ để đến với bạn. Việc sửa chữa này chí ít cũng là thay ống còn nếu nghiêm trọng thì

toàn bộnồi hơi bịphá hủy nếu ba lông bịquá nhiệt.

Khi xảy ra cạn nước, bộbảo vệsẽngắt vòi phun (hoặc dòng nhiên liệu vào nồi hơi đốt nhiên liệu

rắn) và ngừng hoạt động của quạt gió. Quá trình cấp nhiệt cho nồi hơi ngừng lại .

Bộbảo vệcần được cài đặt để tác động tại mức nước đảm bảo ngăn ngừa được hưhỏng. Mức

nước vận hành bình thường nói chung nằm gần đường trục của bao hơi. Bộ bảo vệcạn nước

thường được đặt thấp hơn mức này khoảng 6’’, nhưng trong bản vẽcủa nhà chếtạo luôn có mức

nước bình thường và thấp nhất thay đổi theo thiết bị.

Khảnăng thiệt hại sẽlớn hơn với những nồi hơi đốt nhiên liệu rắn. Một nồi hơi dùng gas hay dầu

không có lớp nhiên liệu tồn trữ trong lò. Khi bạn đóng vòi phun vì bất kỳlý do gì, nhiệt lượng

đưa vào sẽngừng ngay lập tức. Với thiết bị đốt nhiên liệu rắn, một khối lượng lớn củi, than đá,

v.v...vẫn còn trên ghi lò và ngay cả khi không có không khí cấp vào vì quạt gió ngưng chạy,

những thiết bị này vẫn có “quán tính nhiệt” lớn và sẽtiếp tục sinh nhiệt.

Việc kiểm soát mức nước trong bao của nồi hơi đòi hỏi phải khéo léo và ngay cảnhững hệthống

kiểm soát điều chỉnh tốt nhất không phải lúc nào cũng ngăn chặn được tình trạng cạn nước. Lớp

nước trong bao hơi thật ra là một hỗn hợp chịu nén không ổn định gồm nước và hơi sôi sùng sục

co giãn theo sựthay đổi của áp suất và sẽco lại ngay lập tức khi nước cấp lạnh hơn được đưa

vào.

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng cạn nước là :

Bơm cấp nước bịhỏng

Van điều khiển bịhỏng

Mất nước cấp cho máy khử khí hay hệthống lọc nước

Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng

Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay do sơ suất.

Mất áp lực không khí cấp cho hệ thống van dẫn động điều khiển

Van an toàn mở

Phụtải hơi thay đổi nhiều và đột ngột

Không may là số lượng nồi hơi được trang bị bộbáo động nước cạn bị phá hủy hàng năm là rất

đáng báo động. Những nguyên nhân chính:

* Mạch bảo vệ bị vô hiệu – rất phổ biến – một đoạn dây cáp nối trịgiá 39 cent bị đứt sẽ dễ dàng

làm hỏng một đồán được chuẩn bị một cách cẩn thận nhất (chi phí sửa chữa thường vượt quá

100.000$). Một hiện tượng rất hay xảy ra là bộbảo vệbịvô hiệu hóa một cách cưỡng bức khi

nồi hơi thường xuyên bị ngắt do bộ điều khiển được chỉnh định không đúng. Cách làm như vậy

thực chất là tạo ra một tấm màn che bản chất thật của sựcốvà không bao giờ được phép thực

hiện.

* Công tắc bảo vệ không làmviệc – những công tắc bảo vệ cần thường xuyên được thông thổi để

loại bỏ các cáu cặn . Những công tắc này được đặt ở những ống có một đầu bị bịt kín, trong đó

nước không tuần hoàn. Cáu cặn thậmchí có thểbít kín ống dẫn.

Hôm nay bạn đã kiểm tra bộbảo vệ chưa? Sựphiền toái gây ra do bộbảo vệtác động sẽ không

bao giờ xảy ra với nồi hơi được điều chỉnh thích hợp và có đặc tính bao hơi phù hợp, vì vậy nó

không phải là một lý do chính đáng đểvô hiệu hóa bộ bảo vệ. Một khi bộbảo vệ cạn nước bị

loạn chức năng có nghĩa là nồi hơi không được hoạt động và phải được sửa chữa trước khi đốt lửa noi hoi

Việc nồi hơi, lò hơi bị đóng cáu căn là việc không thể tránh khỏi, chúng ta cần đưa ra những cách để làm sạch xúc rửa cáu cặn nồi hơi, lò hơi hàng ngày để thiết bị được sử dụng lâu hơn, tăng năng suất sinh hơi của thiết bi mang lại . hiệu quả kinh cho doanh nghiệp hay cá nhân.

Xúc rửa cáu cặn chiller là công việc không thể thiếu và nó cần được chú trọng nhất trong việc vệ sinh nồi hơi, lò hơi.

Tùy theo mức độ nước cấp và mức độ sử dụng lò hơi thông thường được vệ sinh cứ 3 đến 6 tháng /1 lần

- Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất kết hợp với thủ công cơ khí nhờ cửa vệ sinh ống nước và vệ sinh dưới bụng lò.

Sau đây là quy trình tẩy rửa nồi hơi bằng hóa chất HCE

a. Xác định các thông số kỹ thuật

-         Xác định thành phần độ dày và thành phần hoá học của lớp cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị truyền nhiệt .

-         Xác định thể tích chứa nước của lò hơi cũng như thiết bị truyền nhiệt .

 b. Quy trình tẩy rửa lò hơi

     Hòa chất tẩy cặn lò hơi HCE và nước trong nồi hơi theo tỷ lệ phù hợp với dung dịch của nồi hơi rồi ngâm trong khoảng thời gian từ 12 – 20 giờ. Ta nên dùng nhiệt độ để hỗ trợ ( từ 120 – 1300C tương đương với áp suất trong nồi từ 2.5 bar – 3.0 bar ) cho quá trình tạo bột để làm bong cáu cặn ra khỏi bề mặt truyền nhiệt dược hoàn toàn .

-         Tiếp đến là mở van thoát, mặt bích đáy đưa cáu cặn ra ngoài và dùng nước xả mạnh .

-         Thay Roong mới và đóng tất cả các mặt bích lại để thử áp lực 5kg/cm2 trước khi đưa vào sử dụng nồi hơi bình thường.

-         Tổng thời gian phá cáu cặn hoàn tất cho một lò hơi là 2 ngày.

  1. Chi phí thiết kế và xây dựng nồi hơi điện và thu hồi nhiệt là một trong những khoản chi phí lớn nhất về thiết bị công nghiệp. Độ tin cậy trong vận hành của những nồi hơi này thường là nhân tố then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy. Việc vận hành an tòan những thiết bị này đòi hỏi phải quan tâm kỹ lưỡng đến nhiều nhân tố. Những sự cố gây ra do một vài hiện tượng thường xảy ra trong thực tế mặc dù đã được biết đến rất rõ hoàn toàn có thể dẫn đến những thảm họa . Những hiện tượng phổ biến nhất dẫn đến phá hủy nồi hơi là:
    • Khởi động sai 
    • Va đập gây hỏng hóc ống 
    • Đốt nóng dữ dội 
    • Nước cấp bẩn 
    • Phương pháp xả không thích hợp 
    • Việc bảo quản không đúng 
    • Tạo chân không bên trong lò hơi 
    • Tác động của ngọn lửa Nổ nhiên liệu
    Một trong những tình trạng nguy hiểm nhất trong quá trình vận hành nồi hơi là nổ nhiên liệu trong buồng đốt. Hình ảnh trên cho thấy sự phá hủy hoàn toàn một nồi hơi trong thực tế.
    Để xảy ra nổ phải hội tụ đủ một số điều kiện và nếu nồi hơi vận hành đúng thì những điều kiện đó không thể xảy ra. Những nguyên nhân chính gây nổ nhiên liệu là:
    Hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu – Tính nguy hiểm của hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu thể hiện ở chỗ nhiên liệu không cháy có thể tích tụ lại với nồng độ cao. Khi phần nhiên liệu không cháy này bắt cháy, nó sẽ cháy rất nhanh và dễ phát nổ. Hiện tượng hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu có thể xảy ra khi cung cấp không đủ không khí cho quá trình cháy. Đừng bao giờ thêm không khí vào buồng đốt đang bị nhuốm đen vì khói. Ngừng lò, vệ sinh, sau đó tìm biện pháp khắc phục. Nếu thêm không khí vào lúc này, bạn có thể tạo ra một hỗn hợp gây nổ. Nếu hỗn hợp quá giàu nhiên liệu là nguy hiểm thì điều ngược lại (hỗn hợp thừa không khí - ND) lại không giống như vậy. Một hỗn hợp nghèo nhiên liệu do được cung cấp thừa không khí không phải là một mối nguy hiểm. 
    Quá trình tán sương dầu không đảm bảo – Giống như hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu, bất kì sự tồn đọng nhiên liệu dễ cháy nào trong buồng đốt cũng có thể gây ra nổ. Năm nào cũng có nồi hơi bị thổi bay do hậu quả của việc tán sương dầu không đảm bảo dẫn đến sự cháy không hoàn toàn và dầu không cháy đọng lại ở đáy buồng đốt. Để ngăn chặn điều này đầu vòi phun dầu phải sạch, nhiệt độ dầu phải thích hợp, độ nhớt của dầu phải theo đúng quy định cho từng loại dầu, áp suất của hơi nước (hay không khí) dùng để tán sương và áp suất dầu phải được điều chỉnh thích hợp. Việc thông thổi không đúng - Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi phải ngừng đốt để xử lý các trục trặc của quá trình cháy. Xem xét ví dụ sau: giả sử rằng đầu vòi phun dầu bị tắc làm rối loạn dòng dầu phun , gây ra ngọn lửa không ổn định dẫn đến lửa tắt dần. Người điều khiển cố gắng châm lại bộ đốt mà không điều tra nguyên nhân và trong suốt thời gian cố gắng châm lại liên tiếp đó, dầu vẫn được phun vào buồng đốt. Dầu trên sàn buồng đốt nóng bắt đầu bay hơi và giải phóng các khí dễ cháy khi người vận hành cố gắng đánh lửa để đốt lại. Bộ đánh lửa sẽ đốt cháy lượng lớn các khí dễ cháy còn đọng lại trong buồng đốt và gây ra nổ. Toàn bộ viễn cảnh này có thể được ngăn chặn bằng cách: Điều tra nguyên nhân sai sót trước khi cố gắng châm lửa lại 
    Cho làm sạch hoàn toàn buồng đốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi dầu tràn ra buồng đốt. Việc làm sạch sẽ hút lượng khí chưa được đốt cháy còn đọng lại cho đến khi mật độ của các khí đó ở dưới giới hạn nổ. Phải làm sạch!
    Tình trạng cạn nước
    Khả năng bị sự cố, thậm chí tạo ra thảm họa của nồi hơi do kết quả của tình trạng cạn nước hoàn toàn có thể hình dung được nếu biết rằng trong khi nhiệt độ buồng đốt luôn lớn hơn 1800 0F, thì độ bền của thép giảm rất nhanh ở nhiệt độ trên 800 0F. Điều duy nhất cho phép nồi hơi chịu được nhiệt độ này của buồng đốt là do nước luôn có mặt trong tất cả các ống tiếp xúc với lửa. Tình trạng cạn nước sẽ làm ống thép của nồi hơi bị chảy ra giống như một cây nến sinh nhật đã tắt như hình trên. Nồi hơi công nghiệp thường là những nồi hơi “đối lưu tự nhiên”, không dùng bơm để lưu thông nước trong ống. Những thiết bị này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước nóng và nước lạnh tạo ra sự đối lưu. Khi nước di chuyển trong ống được đốt nóng, nhiệt độ của nước tăng lên và chúng chuyển lên bao hơi của nồi hơi. Quá trình này làm cho nước nhận nhiệt và sinh hơi. Nước lạnh hơn được cấp vào để thay thế nước đã bay lên, tạo ra sự đối lưu tự nhiên. Sơ đồ trên cho thấy một mạch đối lưu của nồi hơi điển hình.
    Nước cấp nồi hơi được đưa vào bao hơi. 
    Nước lạnh hơn chìm xuống trong ống nước xuống. 
    Nước hấp thu nhiệt từ ống, sau đó nuớc nóng đi lên bao hơi. 
    Do yêu cầu khắt khe về mực nước, những nồi hơi hiện đại được trang bị thêm công tắc tự động cấp nước. Nhiều nồi hơi cũ có thể không có những thiết bị khá rẻ này. Nếu nồi hơi của bạn không có bộ bảo vệ cạn nước, hãy chạy nhanh đến điện thoại và gọi điện ngay cho nhà cung cấp để yêu cầu lắp một bộ mới. Đừng chậm trễ, một sự cố và một khoản tốn kém do sửa chữa đang chực chờ để đến với bạn. Việc sửa chữa này chí ít cũng là thay ống còn nếu nghiêm trọng thì toàn bộ nồi hơi bị phá hủy nếu ba lông bị quá nhiệt.
    Khi xảy ra cạn nước, bộ bảo vệ sẽ ngắt vòi phun (hoặc dòng nhiên liệu vào nồi hơi đốt nhiên liệu rắn) và ngừng hoạt động của quạt gió. Quá trình cấp nhiệt cho nồi hơi ngừng lại . Bộ bảo vệ cần được cài đặt để tác động tại mức nước đảm bảo ngăn ngừa được hư hỏng. Mức nước vận hành bình thường nói chung nằm gần đường trục của bao hơi. Bộ bảo vệ cạn nước thường được đặt thấp hơn mức này khoảng 6’’, nhưng trong bản vẽ của nhà chế tạo luôn có mức nước bình thường và thấp nhất thay đổi theo thiết bị. Khả năng thiệt hại sẽ lớn hơn với những nồi hơi đốt nhiên liệu rắn. Một nồi hơi dùng gas hay dầu không có lớp nhiên liệu tồn trữ trong lò. Khi bạn đóng vòi phun vì bất kỳ lý do gì, nhiệt lượng đưa vào sẽ ngừng ngay lập tức. Với thiết bị đốt nhiên liệu rắn, một khối lượng lớn củi, than đá, v.v...vẫn còn trên ghi lò và ngay cả khi không có không khí cấp vào vì quạt gió ngưng chạy, những thiết bị này vẫn có “quán tính nhiệt” lớn và sẽ tiếp tục sinh nhiệt. Việc kiểm soát mức nước trong bao của nồi hơi đòi hỏi phải khéo léo và ngay cả những hệ thống kiểm soát điều chỉnh tốt nhất không phải lúc nào cũng ngăn chặn được tình trạng cạn nước. Lớp nước trong bao hơi thật ra là một hỗn hợp chịu nén không ổn định gồm nước và hơi sôi sùng sục co giãn theo sự thay đổi của áp suất và sẽ co lại ngay lập tức khi nước cấp lạnh hơn được đưa vào.
    Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng cạn nước là :
    - Bơm cấp nước bị hỏng 
    - Van điều khiển bị hỏng 
    - Mất nước cấp cho máy khử khí hay hệ thống lọc nước 
    - Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng 
    - Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khioển bằng tay do sơ suất. 
    - Mất áp lực không khí cấp cho hệ thống van dẫn động điều khiển 
    - Van an toàn mở 
    - Phụ tải hơi thay đổi nhiều và đột ngột 
    Không may là số lượng nồi hơi được trang bị bộ báo động nước cạn bị phá hủy hàng năm là rất đáng báo động. Những nguyên nhân chính:
    * Mạch bảo vệ bị vô hiệu – rất phổ biến – một đoạn dây cáp nối trị giá 39 cent bị đứt sẽ dễ dàng làm hỏng một đồ án được chuẩn bị một cách cẩn thận nhất (chi phí sửa chữa thường vượt quá 100.000$). Một hiện tượng rất hay xảy ra là bộ bảo vệ bị vô hiệu hóa một cách cưỡng bức khi nồi hơi thường xuyên bị ngắt do bộ điều khiển được chỉnh định không đúng. C
    ách làm như vậy thực chất là tạo ra một tấm màn che bản chất thật của sự cố và không bao giờ được phép thực hiện. * Công tắc bảo vệ không làm việc – những công tắc bảo vệ cần thường xuyên được thông thổi để loại bỏ các cáu cặn . Những công tắc này được đặt ở những ống có một đầu bị bịt kín, trong đó nước không tuần hoàn. Cáu cặn thậm chí có thể bít kín ống dẫn. Hôm nay bạn đã kiểm tra bộ bảo vệ chưa? Sự phiền toái gây ra do bộ bảo vệ tác động sẽ không bao giờ xảy ra với nồi hơi được điều chỉnh thích hợp và có đặc tính bao hơi phù hợp, vì vậy nó không phải là một lý do chính đáng để vô hiệu hóa bộ bảo vệ. Một khi bộ bảo vệ cạn nước bịloạn chức năng có nghĩa là nồi hơi không được hoạt động và phải được sửa chữa trước khi đốt lửa nồi hơi. Xử lý nước không đảm bảo Nước cấp vào nồi hơi phải được xử lý để tránh hai vấn đề căn bản: Sự tích tụ của cáu rắn lên mặt trong của ống nước, và sự ăn mòn kim loại. Ngăn chặn sự đóng cặn – Bạn sẽ hình dung được ngay yêu cầu phải xử lý nuớc cấp cho nồi hơi một cách rõ ràng nếu bạn so sánh giữa một nồi hơi và ấm nước đang đun trên lò. Thực ra nồi hơi là một nhà máy chưng cất cỡ lớn mà trong đó, nước cấp vào nồi hơi sẽ hóa hơi để lại các chất rắn đọng lại bên trong nồi. Tùy thuộc hàm lượng chất rắn trong nước, hay còn gọi là độ cứng của nước, đôi khi bạn có thể thấy rõ bằng mắt thường lớp cáu cặn bám bên trong thành một ấm nước bị đun sôi cho đến khi cạn hết nước.
    Hiện tượng tương tự như thế cũng xuất hiện bên trong nồi hơi, và nếu không được kiểm soát nó có thể phá hủy nồi hơi. Oáng của nồi hơi sở dĩ không bị nóng chảy là do có nước làm mát. Những chất tích tụ ở thành trong của ống sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt, hạn chế khả năng hấp thụnhiệt của nước trong ống. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm quá nhiệt vùng ống đó và cuối cùng là ống bị nổ. Để ngăn chặn đóng cặn trong ống, nồng độ chất rắn trong nước cấp vào nồi hơi phải giảm xuống đến giới hạn cho phép. Aùp suất vận hành và nhiệt độ nồi hơi càng cao thì yêu cầu đảm bảo về phương pháp xử lý nước cấp càng phải chặt chẽ. Bảng I khuyến cáo những giới hạn cao nhất về
    nước của nồi hơi vận hành theo ABMA.

    Trừ khi sinh hơi để quay tua bin phát điện hoặc phải sử dụng nước cấp có chất lượng quá tồi, phần lớn nồi hơi công nghiệp vận hành với áp suất thấp nên chỉ cần các bộ làm mềm đơn giản là đủ để đảm bảo yêu cầu xử lý nước cấp. Khi vận hành ở áp suất cao và có bộ quá nhiệt, tua bin , để đảm bảo chất lượng nước cấp cần đến những hệ thống xử lý phức tạp hơn như hệ thống thẩm thấu ngược, khử khoáng. Các chất rắn cũng phải được xả ra khỏi nồi hơi bằng cách sử dụng hệ thống xả liên tục hay xả đáy định kỳ. Sự nhiễm bẩn và độ dẫn điện quá cao của nước cấp có thể gây ra những vấn đề khác như mực nước trong bao hơi không ổn định và hiện tượng sủi bọt (sôi bồng – ND). Điều này có thể dẫn đến báo động (giả) mức nước cao hay thấp và sự gia tăng lượng nước cuốn vào bộ góp hơi ở dạng giọt vì lúc này thiết bị tách nước của bao hơi không loại hết được. Ngăn chặn sự ăn mòn
    – Phương pháp kiểm soát ăn mòn hiệu quả nhất là khử khí trong nước. Việc loại bỏ khí oxi trong nước làm giảm thiểu khả năng ăn mòn. Điều này thường được thực hiện hiều nhất bằng thiết bị khử khí. Những thiết bị này sử dụng năng lượng hơi nước để đun nóng nước cấp, loại bỏ oxy, cacbon dioxit, và những khí khác ra khỏi nước được xử lý. Hóa chất lọc oxy cũng thường được phun vào thiết bị khử khí để tăng cường khả năng bảo vệ. Ngoài ra, người ta thường thêm hoá chất vào bao hơi hay nước cấp với liều lượng được kiểm soát để việc bảo vệ tốt hơn. Một chuyên gia xử lý nước có trình độ sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc xác định phương pháp tốt nhất cho nhà máy của bạn để đảm bảo những yêu cầu cụ thể về chất lượng nước Biện pháp ngăn chặn – Để ngăn chặn những vấn đề liên quan đến phương pháp xử lý nước không đảm bảo, người ta đưa ra những khuyến cáo sau: - Phải chắc chắn rằng chất lượng nước cấp vào nồi hơi của bạn thích hợp với nhiệt độ và áp suất hoạt động. Chất lượng nước tiêu chuẩn dựa vào áp suất và nhiệt độ vận hành như AMBA đã khuyến cáo.
    Chắc chắn rằng nước sau khi được khử khí phải không còn oxy, thiết bị khử khí vận hành với áp suất thích hợp, và nước ở nhiệt độ bão hòa theo áp suất. 

    Định kỳ kiểm tra chất lượng hoạt động của hệ thống xử lý nước. Hạt nhựa lọc trong thiết bị làm mềm nuớc hay máy khử khoáng bị cuốn vào nước cấp có thể gây ra những rắc rối không nhỏ. Chúng có thể chảy ra trên bề mặt ống, dẫn đến ống bị quá nhiệt, v.v...
    - Không bao giờ sử dụng nước chưa được xử lý cho nồi hơi.
    - Điều chỉnh việc xả liên tục để duy trì độ dẫn điện của nước nồi hơi trong giới hạn cho phép và định kỳ xả đáy nồi hơi.
    - Việc xả cặn nồi hơi ra khỏi các loại ống có một đầu bị bịt kín như của bộ bảo vệ cạn nước, ống thủy, v.v... một cách định kỳ để ngăn căïn nồi hơi tích tụ vào những khu vực này cũng rất quan trọng. Sự tích tụ của cặn nồi hơi có thể làm cho bộ bảo vệ cạn nước không hoạt động.
    - Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của nồi. Nên để ý đến những dấu hiệu tích tụ và đóng cặn của chất rắn trong ống, và điều chỉnh phương pháp xử lý nước.
    - Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của bộ khử khí để chống ăn mòn. Đây là một biện pháp an tòan quan trọng bởi vì thiết bị khử khí có thể bị nổ vỡ do tác động của ăn mòn. Tất cả nước trong thiết bị khử khí sẽ lập tức hóa hơi trong trường hợp bình bị nổ vỡ.
    Tóm lại, việc đảm bảo chất lượng xử lý nước cho nồi hơi đóng vai trò tuyệt đối quan trọng trong việc đảm bảo cho nồi hơi có thể vận hành theo đúng tuổi thọ thiết kế của nó. Nước có phẩm chất kém là một trong những “kẻ hủy diệt” chính của nồi hơi.
    Khởi động sai

    Đây là một vấn đề phổ biến vì các mệnh lệnh quản lý và yêu cầu sản xuất thường xuyên tạo ra áp lực phải rút ngắn thời gian khởi động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngay khi nồi hơi vừa có khả năng sinh ra hơi, người ta đã muốn bạn phải cấp hơi cho họ rồi. Việc khơỉ động sai là một trong những sự hành hạ khắc nghiệt nhất mà nồi hơi phải chịu đựng. Những nồi hơi thường xuyên phải hoạt động ở chế độ khởi động – vận hành – ngừng lại phải chịu những ứng suất cao hơn nhiều so với nồi hơi thường xuyên hoạt động ở chế độ phụ tải tối đa, vì vậy chúng cũng yêu cầu phải được bảo dưỡng nhiều hơn. Những bộ phận máy móc như nồi hơi, thân máy bay, động cơ đốt phải thường xuyên hoạt động ở chế độ quá độ từ điều kiện ngưng vận hành ở trạng thái cân bằng với môi trường sang chế độ vận hành sẽ bị suy giảm độ bền và bị phá hủy . Một thiết kế tốt và các biện pháp hữu hiệu để làm chậm quá trình chuyển tiếp giữa các điều kiện như vậy là hết sức cần thiết để kéo dài tuổi thọ nồi hơi và giảm bớt tình trạng hỏng hóc. Một nồi hơi điển hình được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau, vận hành trong những môi trường hoàn toàn khác nhau, bao gồm:
    - Ba lông và các ống góp chế tạo từ kim loại dày chứa nươc và hơi,
    - Oáng trao đổi nhiệt chế tạo bởi kim loại mỏng hơn chứa nước và hơi nước.
    - Những vật liệu cách nhiệt được thiết kế đặc biệt để vận hành ở điều kiện hai chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa hai bề mặt.
    - Những sản phẩm bằng thép đúc dầy như cửa kiểm tra, chịu tòan bộ nhiệt độ của buồng đốt ở phía này và không khí lạnh bao quanh ở phía kia. Theo thiết kế, tất cả những vật liệu này nóng lên và nguội đi ở tốc độ rất khác nhau. Tình trạng này trở nên tệ hơn khi một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với những môi trường có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ như một bao hơi đang vận hành với mực nước bình thường có nửa dưới được làm mát bằng nuớc và nửa trên bằng không khí lúc ban đầu và bằng hơi nước khi sinh hơi. Nếu khởi động nồi hơi ở trạng thái nguội, nước sẽ nóng lên rất nhanh và nửa dưới của bao hơi giãn nở nhanh hơn nhiều so với nửa trên không tiếp xúc với nước. Vì vậy, phần dưới của bao hơi trở nên dài hơn phần trên, làm cho bao hơi bị cong. Hiện tượng này gọi là “Bao hơi gù lưng nằm ngửa”, có thể dẫn đến hiện tượng các ống sinh hơi nối giữa bao hơi và bao bùn bị phá hủy do ứng suất. Hư hỏng gây ra cho các bộ phận chịu lửa là thiệt hại phổ biến nhất liên quan đến việc khởi động nồi hơi nhanh từ trạng thái nguội. Vật liệu chịu lửa có đặc tính truyền nhiệt rất chậm và vì thế tốc độ nóng lên của nó chậm hơn nhiều so với kim loại. Hơn nữa, khi nguội đi, hơi ẩm bên trong buồng đốt được hấp thụ từ không khí vào trong vật liệu chịu lửa. Nên khởi động từ từ để ngăn chặn vật liệu chịu lửa không bị nứt; điều này cho phép có đủ thời gian đưa hơi ẩm ra khỏi vật liệu chịu lửa. Hơi ẩm được giữ lại nhanh chóng trở thành hơi nước và phá vỡ vật liệu chịu lửa khi hơi nước thoát ra. Sơ đồ khởi động tiêu chuẩn của nồi hơi bình thường không làm tăng nhiệt độ nước trong nồi hơi lên quá 100 0F một giờ. Thông thường tốc độ gia nhiệt tạo ra khi bộ đốt hoạt động liên tục với cường độ dù nhỏ nhất cũng đã vượt quá giới hạn này . Do đó, bộ đốt phải vận hành ở chế độ không liên tục để chắc rằng giới hạn đó không bị vượt qua. Một kế hoạch sản xuất đúng sẽ đảm bảo cho nồi hơi được khởi động đúng, làm kéo dài tuổi thọ nồi hơi và giảm thiểu chi phí do sửa chữa
Like
Share

Hiện nay trên toàn quốc, nồi hơi được sử dụng tràn lan với nhiều mẫu mã khác nhau. Bài viết sẽ hướng dẫn một số cách để Tiết kiệm Năng lượng cho Nồi hơi hiệu quả, từ đó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm chi phí cho Doanh nghiệp.

tiet kiem nang luong cho noi hoi

 

Hầu hết các nồi hơi được sử dụng hiện tại đều có hiệu suất năng lượn thấp vì vậy lượng khí thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường là khá lớn. Hơn thế nữa, công nghệ lạc hậu ví dụ như sử dụng than đá hoặc quy trình không chuẩn dẫn đến việc sử dụng năng lượng, đầu vào rất tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp. Có nhiều biện pháp để giải quyết một phần 2 điều trên liên quan đến quá trình đốt, truyền nhiệt, giảm mức tiêu thụ điện.

Gia nhiệt không khí đốt

Gia nhiệt khí đốt là biện pháp thay thế việc làm nóng nước cấp. Để tăng hiệu suất nhiệt lên 1%, nhiệt độ không khí đốt phải tăng thêm 200C. Hầu hết bộ đốt dầu và khí gas trong các trạm nồi hơi không được thiết kế để dùng ở mức nhiệt độ gia nhiệt không khí cao.

Các bộ đốt đương đại có thể chịu được sự gia nhiệt không khí đốt cao hơn nhiều, vì vậy, có thể coi những thiết bị này giống như bộ đàm đạo nhiệt cho dòng khí xả nóng và là biện pháp thay thế bộ tiết kiện năng lượng hoặc là nhiệt độ khoảng không hay nhiệt độ của nước cấp giúp nó hoạt động.

Điều tiết xả hơi tự động

Xả hơi liên tiếp mà không kiểm soát sẽ rất vung phí. Điều tiết xả hơi tự động được lắp đặt giúp phát hiện và phản ứng với suất dẫn và độ pH của nước nồi hơi. Cứ 10% xả hơi cho 15kg/cm2trong nồi hơi dẫn đến mức hao hiệu suất tới 3%.

Giảm đóng cặn và tạo bồ hóng của các lò hơi đốt than và dầu, bồ hóng trữ trong ống giống như chất cách nhiệt cho quá trình truyền nhiệt. Những cặn lắng như vậy cần phải loại bỏ liền. Nhiệt độ ống khói tăng lên cho thấy lượng bồ hóng tích tụ quá nhiều. Hiện tượng nhiệt độ ống khói tăng cũng xảy ra do sự đóng cặn ở bình chứa nước.

Nhiệt độ khí xả cao ở mức dư lượng không khí thường ngày cho thấy khả năng truyền nhiệt kém. Điều này sẽ dẫn tới việc tích trữ dần cặn lắng ở phía buồng khí hay khoang chứa nước. Khi có cặn lắng ở khoang chứa nước, cần xem xét lại quy trình xử lý nước và vệ sinh ống để loại bỏ cặn lắng. Ước tính khi nhiệt độ trong ống xả khói tăng lên 22% thì ứng hiệu suất sẽ giảm đi 1%.

Nên soát và lấy số liệu nhiệt độ ống xả khói bộc trực để đánh giá các chỉ số của cặn lắng và bồ hóng. Khi nhiệt độ khí nóng tăng thêm khoảng 200C so với nhiệt độ bình thường ở các lò hơi mới vệ sinh, cần phải nhanh chóng loại bỏ cặn lắng và mồ hóng. Thành ra, nên lắp đặt một nhiệt kế kiểu mặt đồng hồ ở chân đế của ống xả khói để thẩm tra nhiệt độ khí xả nóng.

Mỗi lớp bồ hóng có độ dày 1mm sẽ làm tăng nhiệt độ của ống xả khói lên 550C. Ước tính, một lớp bồ hóng dày 3mm, mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng lên khoảng 2,5%. Việc vệ sinh định kỳ bề mặt lò đốt, thùng chứa cửa lò hơi, bộ tằn tiện năng lượng và bộ sưởi không khí sẽ giúp loại bỏ các cặn lắng bám lâu ngày.

Giảm áp suất hơi nước của lò hơi

Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức cho phép từ 1 đến 2%. Giảm áp suất hơi nước đồng nghĩa với việc thu được nhiệt độ hơi nước bão hòa thấp và không cần thu hồi nhiệt thải từ ống xả khói, song song còn giúp giảm nhiệt độ của khí nóng.

Hơi nước được sinh ra dưới áp suất (thường là áp suất cao nhất) theo đề nghị nhiệt độ cho từng quá trình cụ thể. Trong một số trường hợp, quá tình sinh hơi không phải lúc nào cũng luôn xảy ra, và có những thời khắc áp suất lò hơi có thể giảm xuống được. Người phụ tránh điều tiết năng lượng cần xem xét kỹ lưỡng việc giảm áp suất trước khi vận hành lò hơi. Các ảnh hưởng bất lợi như: tăng lượng nước chảy từ lò hơi do giảm áp suất có thể đi trái lại với mục đích tần tiện năng lượng, áp suất nên giảm theo từng đợt và không nên vượt quá 20%.

Điều tiết đổi thay tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm

Việc điều tiết đổi thay tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm có ý nghĩa quan trọng giúp hà tằn hà tiện năng lượng. Bình thường, việc kiểm soát không khí đốt được tương trợ bởi các van tiết lưu lắp tại các quạt gió cảm ứng và hiếp dâm. Tuy van tiết lưu là thiết bị điều chỉnh đơn giản, nhưng lại thiếu chuẩn xác, khiến khả năng điều chỉnh tại vị trí đầu và cuối của hệ thống vận hành kém. Nhìn chung, nếu đặc điểm nạp tải của lò hơi biến đổi, có thể thay thế van tiết lưu bằng một bộ điều tiết thay đổi tốc độ biến tần.

Thay thế lò hơi

Việc thay thế lò hơi được tiến hành, nếu lò hơi đang sử dụng là cũ và kém hiệu quả, hoặc lò hơi không có khả năng đốt những nhiên liệu thay thế có chi phí thấp hơn; hoặc lò to quá đỗi hay nhỏ hơn so với đề nghị.

Bên cạnh việc xem xét các nguyên tố về tính sẵn có của nhiên liệu và kế hoạch phát triển của mình, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến yếu tố tài chính và nhân lực trước khi quyết định thay thế, vì các lò hơi thường có tuổi thọ trên 25 năm.

Nồi hơi điện và nồi hơi đốt dầu có cách sử dụng khác nhau, Lò hơi LD0.5/8S là lò hơi kiểu đứng dạng ống nước cấu tạo bởi 2 khoang trên và dưới. Khoang trên là khoang hơi. Khoang dưới là khoang nước. Liên kết giữa 2 khoang là 2 giàn ống.

Buồng đốt được bố trí bên trong của các dàn ống. Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt truyền nhiệt bức xạ cho dàn ống phía trong sau đó qua khe thoát khói ra phía ngoài và truyền nhiệt đối lưu cho dàn ống phía ngoài và thoát ra ống khói.



noi hoi


THUYẾT MINH SỬ DỤNG

A - KIỂM TRA HỆ THỐNG LÒ HƠI

Trước khi vận hành lò cần kiểm tra các bộ phận sau:

1. Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống nhiên liệu,v..v .. đã lắp đặt hoàn chỉnh đúng quy phạm chưa. Các van phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng.

2. Các thiết bị đo lường, an toàn và từ động lắp đặt đúng theo yêu cầu quy phạm chưa:
- Áp kế phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép
- Ống thuỷ sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình( ngang giữa ống thuỷ), mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất. Hai mức nước này bằng mức nước trung bình ± 50mm.
- Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm:

    + Van làm việc: chỉnh ở mức Plv + 0,2KG/cm2
    + Van kiểm tra: chỉnh ở mức Plv + 0,3KG/cm2

- Các hệ thống tự động phải hoạt động tốt.
3. Kiểm tra toàn bộ phần áp lực của nồi hơi xem có tình trạng hư hỏng không.
4. Kiểm tra nhiên liệu và nước cấp có đủ dự trữ và đảm bảo chất lượng chưa.

B. SẤY LÒ VÀ KIỀM LÒ:

- Sau khi lắp đặt, trước lúc đưa lò vào sử dụng, cần tiến hành sấy và kiềm lò để làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của lò hơi, để sấy khô phần gạch, vữa,bảo ôn của lò.
- Sấy và kiềm lò tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.
- Hoá chất để sử dụng kiềm lò là Natrihydroxyt NaOH hoặc trinatri phốt phát Na3PO4 với số lượng tính toán để nồng độ kiềm của nước lò:
+ Đối với NaOH là 3 ¸ 4%
+ Đối với Na3PO4 là 2 ¸ 3%
Các loại hoá chất trên, khi dùng phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% không được trực tiếp bỏ hoá chất ở thể rắn vào lò hơi.
- Việc sấy và kiềm lò được thực hiện như sau:
+ Bơm dung dịch hoá chất vào nồi, mở van xả le để thoát khí ra ngoài.
+ Bơm cấp nước vào nồi đến vạch cao nhất của ống thuỷ.
+ Các công việc tiếp theo thực hiện như việc chuẩn bị vận hành lò và khởi động đốt lò.
+ Trong thời gian vào khoảng 6 ¸ 8h duy trì việc đốt lò ngọn lửa nhỏ và không cho tăng áp lực bằng cách xả hơi ra ngoài theo van xả le hoặc van cấp hơi. Cấp thêm nước vào lò nếu mức nước tụt xuống.
+ Đóng van xả le, van an toàn,hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của lò từ 0 ¸ (Plv -2)KG/cm2 trong vòng 6h. Khi áp suất lò đã đạt. (Plv-2)KG/cm2 duy trì ở áp suất đó trong 12 ¸24h.
+ Trong thời gian sấy và kiềm lò luôn giữ mực nước của lò ở vạch cao nhất trong ống thuỷ sáng.
+ Ngừng đốt lò cho lò giảm áp và nguội dần , khi áp suất của lò = 0KG/cm2 và nhiệt độ của nước lò < 700 thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.
+ Khi lò hơi đã nguội hẳn bơm đầy nước sạch vào lò bằng cách gạt núm điều khiển bơm bằng tay, sau đó xả hết. Bơm như vậy cho đủ 3 lần thì công việc kiềm lò kết thúc .

C VẬN HÀNH LÒ:

1. Chuẩn bị vận hành lò:

a. Các van xả, van cấp hơi, van an toàn phải đóng lại. Mở van cáp nước, van xả le để thoát khí ,mở van lưu thông ống thuỷ và van 3 ngả của áp kế .
b. Đóng điện trong tủ đèn nguồn báo hiệu sáng bật bơm ở chế độ bằng tay. Cấp nước vào lò cho đến vạch quy định mức thấp nhất trong ống thuỷ sáng. Ngừng cấp nước và kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
c. Kiểm tra hệ thống đốt nhiên liệu để khởi động lò
d. Kiểm tra mức nước trong bể nước mềm nếu nước cạn sẽ không thể khởi động được vòi đốt

2. Khởi động đốt lò và chế độ đốt lò:

- Khởi động vòi đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển. ở chế độ tự động khi áp suất đạt áp suất đặt trên rơle vòi sẽ tự động ngừng hoạt động.
- Các bước khởi động đốt lò và chế độ đốt phải tuân theo quy trình vận hành hệ thống đốt nhiên liệu theo kiểu loại vòi đốt mà lò được trang bị lắp đặt.
- Khi lò xuất hiện hơi nước thì đóng van xả le lại, tăng quá trình đốt.
- Khi áp suất lò đạt từ 1¸1,5 KG/cm2
tiến hành kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thuỷ, áp kế,quan sát sự hoạt động của chúng.
- Khi lò đạt áp suất 2KG/cm2
thận trọng dùng clê vặn chặt các đai ốc trong phạm vi chịu áp lực của lò hơi.
- Khi áp suất trong lò đạt mức áp suất làm việc tối đa Plv,
cấp nước vào lò đến vạch trung bình của ống thuỷ.
- Nâng áp suất của lò lên áp suất hoạt động của các van an toàn đã được chỉnh theo quy phạm. Các van an toàn phải hoạt động và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.
- Công việc khởi động lò được kết thúc khi đã đưa áp suất của lò lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của lò.
- Trong quá trình cấp hơi lò phải đảm bảo chế độ đốt tức là đảm bảo nhiên liệu cháy hoàn toàn, nếu không thì xem xét và hiệu chỉnh lại hệ thống đốt nhiên liệu
- Thường xuyên theo dõi chế độ cháy của lò hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu

3. Cấp hơi:

- Khi áp suất lò gần bằng áp suất làm việc tối đa Plv thì chuẩn bị cấp hơi . Trước khi cấp hơi mức nước trong lò ở mức trung bình của ống thuỷ và chế độ cháy phải ổn định.
- Khi cấp hơi mở từ từ van hơi chính để một lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trong đường ống dẫn hơi trong khoảng thời gian 10 ¸15 phút . Trong thời gian đó quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống. Nếu thấy bình thường thì đóng mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi . Việc mở van phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược nửa vòng van hơi lại.

4. Cấp nước:

- Trong thời gian vận hành lò phải giữ mực nước trung bình trong lò, không nên cho lò hoạt động lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất của ống thuỷ .
- Lò hơi được cấp nước bằng hệ thống từ động ( có quy trình vận hành kèm theo hệ thống lắp đặt).
- Chất lượng nước cấp cho lò phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Độ cứng toàn phần [0,5 mgđl/lít
+ Độ PH = 7¸10.
+ Hàn lượng oxy [ 0,1 mgđl/lít

5. Xả bẩn :

- Việc xả bẩn định kỳ cho lò hơi được thực hiện nhờ van xả ở thân nồi.
- Tuỳ theo chế độ nước cấp cho lò mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca . Nước cấp càng cứng , độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều ít nhất 1 ca phải xả bẩn 2 lần mỗi lần 2,3 hồi mỗi hồi từ 10 ¸ 15 giây. Trước khi xả bẩn nên nâng mức nước trong lò lên trên mức nước trung bình của ông thuỷ sáng khoảng 25¸50mm.
- ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong 1 ca,ống xi phông của áp kế phải thông rửa 2 lần trong 1 ca.Van an toàn được kiểm tra 1 lần trong 1 ca

D. NGỪNG LÒ:

1. Ngừng lò bình thường: Thực hiện theo trình từ sau:

- Ngừng hoạt động của vòi đốt
- Đóng van cấp hơi và xả hời ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả le hoặc kênh van an toàn để giảm áp suất của lò xuống.
- Cấp nước vào lò để nâng mức nước trong lò lên mức cao nhất của ống thuỷ
- Để lò nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành lò hơi
- Việc tháo nước ra khỏi lò để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách lò hơi và chỉ được tháo nước lò khi áp suất trong lò là 0KG/cm2 và nhiệt độ nước lò [700C.
Việc tháo nước phải thực hiện từ từ và khi đã mở van xả le hoặc kênh van an toàn

2. Ngừng lò sự cố:

- Chấm dứt ngay sự hoạt động của hệ thống đốt nhiên liệu bằng nút STOP, đóng van cấp hơi, kênh van an toàn,mở van xả le.
- Cấp đầy nước vào lò( nếu lò hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào lò)
- Để lò nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành lò hơi.

E. BẢO DƯỠNG LÒ:

- Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt
a. Phương pháp bảo dưỡng khô: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô( chú ý không đốt lửa to)
b. Phương pháp bảo dưỡng ướt: Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 1000C.
Khi đốt lò phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí ,lò không tăng áp suất. Ngừng đốt lò đóng van xả le và van an toàn lại
 
F. VỆ SINH VÀ DUY TU LÒ

1. Vệ sinh:

- Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường từ 3 đến 6 tháng /1 lần
- Vệ sinh bên trong lò được thực hiện bằng phương pháp hoá chất.
- Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho nồi hơi là dung dịch NaOH 2%. Đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến áp suất từ 1 ¸3 KG/cm2
duy trì từ 12¸14 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò thì cấp nước rửa lò.
- Việc xử lý bằng hoá chất phải do cán bộ am hiểu về hoá chất chủ trì

2. Duy tu:

- Cứ 1 tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần. Chú ý các loại van, ống thuỷ,áp kế, hệ thống cấp nước ,hệ thống đốt nhiên liệu,vv,vv
- Tháo vòi dầu kiểm tra các phần chịu áp lực và phần vữa SAMÔT xem có hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng cần khắc phục, thay thế
Từ 3 ¸ 6 tháng vận hành phải ngừng lò kiểm tra sửa chữa toàn diện,kết hợp vệ sinh cáu cặn cho lò
- Lò phải ngừng vận hành ngay nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.
- Hết hạn sử dụng vận hành lò hơi( theo giấy phép của thanh tra kỹ thuật an toàn về lò hơi). Ngừng vận hành lò để tiến hành kiểm tra, sửa chữa, và đăng kiểm để sử dụng tiếp
- Việc sửa chữa vừa và lớn lò hơi phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng TCVN.

Khoa Đóng tàu - Trường Đại học Hàng hải đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả kiểu modul giúp tiết kiệm nhiên liệu.

 

Thiết bị làm việc theo nguyên lý tuần hoàn tự nhiên, kết cấu tổng thể của nó gồm bộ phận sinh hơi và bộ phận hâm nước tiết kiệm, các dàn sinh hơi và hâm nước được chế tạo thành các vỉ kiểu modul và lắp ghép với các balong chứa nước, chứa hơi bằng bulông nên việc chế tạo đơn giản, thuận tiện trong lắp ráp, thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa.

 
Thiết bị đã được lắp thử nghiệm trên tàu có tải trong 3.600 tấn, động cơ chính công suất là 1.800 mã lực; khi hoạt động hơi lên nhanh. Sau khi động cơ chính làm việc 15 phút, áp suất hơi đã lên đủ 6 kG/cm2. Nhiệt độ khí xả giảm được 500 C so với các nồi hơi khí xả khác, cụ thể nhiệt độ khí xả ra khỏi bộ hâm nước là 2500 C, nhiệt độ nước sau bộ hâm nước vào nồi hơi là 1500 C.

Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy, nếu dùng nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả sinh hơi phục vụ cho nhu cầu sấy dầu và nhu cầu sinh hoạt trên tàu thay cho việc sử dụng động cơ lai máy phát điện phục vụ sấy dầu bằng điện thì chỉ sau khoảng 4 tháng khai thác sẽ hoàn toàn bộ vốn đã đầu tư, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình cháy sẽ truyền cho nước trong lò để biến nước thành hơi.  

Lò hơi được sử dụng phổ biến trong công nghiệp như nhà máy hóa chất, đường, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thực phẩm ...hơi nước được sử dụng cho các quá trình đun nấu, gia nhiệt, sấy, thanh trùng, cô đặc ... hơi sử dụng trong quá trình trao đổi nhiệt là hơi bảo hòa. Loại lò hơi này được gọi là lò hơi công nghiệp, có áp suất hơi thấp, sản lượng nhỏ.

 

 

Đối với lò hơi công nghiệp, hơi sản xuất là hơi bảo hòa, áp suất hơi không vượt quá 2.0 Mpa, nhiệt độ t = 250 oC.

Trong công nghiệp lò hơi được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa vào chế độ đốt nhiên liệu trong buồn lửa, chế độ tuần hoàn nước.

A. Thành phần cơ bản của lò hơi gồm:

- Bể cấp nước cho lò hơi

- Lò hơi

- Bộ phận sử dụng hơi

B. Nguyên lý hoạt động của lò hơi

Lò hơi dùng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu, biến thành nhiệt năng của hơi nước. Hơi nàyđược cung cấp cho các quá trình công nghiệp như gia nhiệt cho không khí để sấy, rửa thiết bị, cungcấp nhiệt trong các nhà máy dệt, đường, hóa chất, rượu bia, nước giải khát… trong trường hợp này hơisử dụng là hơi bão hòa. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện dùng tuabin hơi để chạy máy phát điện thìhơi được sử dụng là hơi quá nhiệt.

C. Thuyết minh quy trình

Nước cấp cho bồn chứa phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, được bơm hút về và đẩy vào lò hơi. Bộ phận cung cấp nhiệt được đốt bằng dầu mazut (có thể nhiên liệu khác) và nguồn nhiệt đạt được đến khoảng 1600 - 2200 oC. Với mô hình thiết bị như trên, khói lò sau khi đi qua 3 pass và ra khỏi lò nhiệt độ hạ xuống còn 900 - 1300 oC (Hình vẽ bên dưới). Hơi được cung cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt và sau khi ra khỏi các thiết bị này sẽ bị ngưng tụ thành lỏng và quay trở lại bồn chứa nước cấp cho lò hơi.

D. Các vấn đề lưu ý để tiết kiệm năng lượng cho lò hơi

Khói lò: khói lò sau khi ra khỏi lò hơi vẫn còn mang một lượng nhiệt khá cao do đó cần thiết kế thêm các thiết bị để tận dụng nguồn nhiệt thải này, và các hướng sử dụng như sau:

- Làm quá nhiệt hơi bảo hòa.

- Cung cấp nhiệt cho nước cấp

- Sấy nóng không khí và dầu đốt

Khi nào thì sử dụng hơi quá nhiệt

Hơi sử dụng trong quá trình trao đổi nhiệt là hơi bảo hòa, do vậy nước ngưng tụ sẽ ở trạng thái lỏng bảo hòa. Tuy nhiên, do trong quá trình vận chuyển hơi để tránh hiện tượng tắt ngẵn đường ống do hơi ngưng tụ trên ống người ta cần lắp thêm bộ quá nhiệt hơi và cách nhiệt thật tốt trên đường ống.

Mặt cắt đứng thiết bị lò hơi

lo_hoi1

Mô hình vật thể lò hơi

lo_hoi2

Ứng dụng nồi hơi điện Sussman series MBA

Noi hoi dien Sussman series MBA thuộc loại nồi hơi an toàn ,đa năng và đặc biệt là dễ sử dụng cung cấp nguồn nhiệt ở áp suất thấp hoặc áp suất cao tùy vào mỗi mục đích sử dụng người dùng.  Nguồn hơi của nồi hơi điện này có thể cung cấp cho các lĩnh vực như:  nhà máy hóa chất, lò phản ứng, lò chưng cất, dệt nhuộm, sản xuất thực phẩm, sản xuất dược phẩm, dầu khí, trường học, bệnh viện, khách sạn, xông hơi, mát xa, sưởi ấm nước hồ bơi….

Ưu điểm nồi hơi điện Sussman series MBA

Noi hoi dien Sussman series MBA được chế tạo dựa trên tiêu chí nhỏ gọn, tiện lợi, dễ lắp đặt, vận hành tự động, sạch sẽ đặc biệt không có khí thải gây ô nhiễm và không gây ồn hoạt động ổn định ít phải bảo dưỡng, chi phí vận hành thấp (40% so với lò đốt dầu, 30% so với lò đốt LPG), hiệu suất cao hiệu suất sử dụng nhiệt tới 99%

 

noi hoi dien

 

Kết cấu nồi hơi điện Sussman series MBA

Các đặc tính chuẩn của nồi hơi điện Sussman series MBA bao gồm:  cấu tạo bằng thép chịu nhiệt theo tiêu chuẩn của ASME đối với thiết bị áp lực cấu tạo theo chuẩn UL của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn chịu áp 100psi có thể cao hơn theo yêu cầu của khách hàng. Cách nhiệt hoàn toàn, dày 50mm và van an toàn thỏa mãn ASME, van xả đáy đồng hồ chỉ thị, công tắc áp suất, kính thủy, cấp nước và chỉ thị chế độ hoạt động tự động…

Công suất: từ  3Kw đến 20 Kw.

Điện áp: 220/380V, 50Hz.

Tuổi thọ: trên 50 năm.

Quý khách hàng có nhu cầu mua lò hơi điện, gas, dầu, đốt than công nghiệp xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi theo SĐT: 0947 093783 để được tư vấn lắp đặt lò hơi phù hợp với mục đích sử dụng như Công suất lò hơi cần sử dụng, áp suất hơi,  lĩnh vực đang hoạt động của quý khách. 

 

Đưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước trong nồi hơi gồm có các yếu tố: độ dẫn, độ ph, độ kiềm, độ cứng, Các hợp chất hữu cơ, Các chất khí oxy, nito, cacbon dioxit......

Thứ nhất: Về độ dẫn
Độ dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ dẫn tăng khi nhiệt độ trong nồi hơi tăng tăng
Độ dẫn điện của nước nó được quyết định bởi một số chất hòa tan như muối, axit, bazo và một số chất hữu cơ khác...
Độ dẫn của nước trong nồi hơi nó ảnh hưởng tới ăn mòn, độ dẫn càng cao thì tốc độ ăn mòn nồi hơi càng lớn

Thứ hai: Về độ PH
giá trị PH trung bình là 7, PH thấp hơn 7 là giá trị đặc trưng của môi trường axit và nếu độ axit tăng khi PH giảm về 0, và giá trị PH lớn hơn 7 là đặc trưng của môi trường bazo, kiềm với độ kiềm tăng lớn khi PH tăng đến 14. Mỗi một bậc PH đó là kết quả của sự thay đổi nồng độ gấp 10 lần.
( PH 9 -12) Nước có độ kiềm vừa phải  là điều kiện lý tưởng để bảo vệ sắt khỏi ăn mòn.

Thứ ba: Độ cứng
Độ cứng của nước được quyết định bởi hợp chất của canxi và magie nó được phân loại thành độ cứng cacbonat và độ cứng phi cacbonat.
Độ cứng cacbonat  là độ cứng chỉ có thể tan được trong nước cùng với một lượng axit cacbonic ( do CO2 hòa tan trong nước).
Độ cứng phi cacbonat có thể hòa tan tốt trong nước và chỉ có CA2SO4 ( thạch cao) tạo cặn nếu nồng độ của nó lớn hơn 2g/l = 2000 mg/l. Nước thô bị nhiễm bẩn bởi nước biển hoặc nước lợ có độ cứng phi cacbonat cao vì nước biển có hàm lượng NaCl rất cao, thậm chí cả CaCl2 và MgCl2 cũng nhiều.
Khi có silic ở trong nước thì cả độ cứng cacbonat và độ cứng phi cacbonat đều tạo cặn canxi/ magie silicat ( đó là cặn silic) và nó làm giảm hệ số truyền nhiệt.


Thứ tư: Độ kiềm
Độ kiềm là mộ trong những thông số quan trọng trong quá trình vận hành lò hơi độ kiềm cho phép xác định đưuọc các thành phần khác nhau của nước bằng cách chuẩn độ với axit 0,1N và khi xác định giá trị độ kiềm m/p dương và với bazo 0,1N. Độ kiềm được phân loại thành độ kiềm tổng, độ kiềm hỗn hợp và độ kiềm NaOH
Độ kiềm tổng là độ kiềm gây nên bởi các chất bicacbonat (ví dụ từ độ cứng cacbonat hoặc natri bicacbonat làm trong quá trình làm mềm nước, nó bao gồm cả độ kiềm hỗn hợp và độ kiềm NaOH nếu có.
Nếu nước chỉ có độ kiềm tổng tức là nước chỉ chứa bicacbonat đây là đặc trưng cơ bản của nước thô hoặc nước sau khi làm mềm.
Nếu nước có độ kiềm m âm đó là biểu hiện cho môi trường axit có PH thấp hơn 4,3 và độ kiềm được xác định bằng cách chuẩn độ với NaOH 0,1N.
Độ kiềm hỗn hợp được gây nên bởi tất cả các hợp chất có tính kiềm với PH>8,2 như cacbonat (soda), Na3PO4 và kiềm tự do và nó thay thế phép đo độ kiềm NaOH. Độ kiềm hỗn hợp bao gồm cả độ kiềm NaOH.
Độ kiềm NaOH lả chỉ cho biết hàm lượng kiềm tự do trong nước, nhưng nó cần xác định theo một quy trình đặc biệt trước khi chuẩn độ xác định độ kiềm p
Đối với nồi hơi lò hơi nằm ngang cần phải kiểm tra độ kiềm hỗn hợp p và tổng kiềm của nước trong lò hơi

Thứ 5: Các hợp chất hữu cơ
Các chất hữu cơ trong nước thô có thể có nguồn gốc tự nhiênhoặc từ sinh hoạt của con người hoặc từ công nghiệp thậm chí nước ngưng tụ tuần hoàn cũng có thể bị nhiễm bẩn bởi các sản phẩm hữu cơ.Nhiều hợp chất hữu cơ có khả năng tạo thành bọt trong nồi hơi lò hơi làm ảnh hưởng đến chất lượng hơi do bị lẫn nước nồi.
Dầu và chất béo cũng có thể làm cho hệ thống điều khiển không thể hoạt động được và nó tạo một lớp màng trên bề mặt kính và có thể hình thành lớp cặn nguy hiểm. Hydro cacbon có nhiệt độ sôi dưới 130 0 c thường không gây hưởng xấu tới lò hơi

Thứ 6: Các chất khí oxy, nito, cacbon dioxit ...
Oxy, nito, cacbon dioxit thì luôn hòa tan trong nước nếu nước tiếp xúc với không khí. Độ hòa tan của tất cả các chất khí trong nước phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ.
Oxy và nito trong nước có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách đung nóng và ở điều kiện sôi hàm lượng của chúng gần như bằng 0.
Oxy gây nên ăn mòn oxy trên thép cacbon hoặc thép hợp kim nếu PH quá thấp hoặc nếu thép không tạo được lớp magnetite bảo vệ.
Nito không gây tổn hại đến sự vận hành nồi hơi công nghiệp. Cacbon dioxit làm giảm PH và gây nên ăn mòn axit trên thép cac bon

last post
8 years ago
posts
21
views
3,955
can view
everyone
can comment
everyone
atom/rss

other blogs by this author

 8 years ago
phụ tùng ô tô
 9 years ago
máy khử độ...
official fubar blogs
 8 years ago
fubar news by babyjesus  
 13 years ago
fubar.com ideas! by babyjesus  
 10 years ago
fubar'd Official Wishli... by SCRAPPER  
 11 years ago
Word of Esix by esixfiddy  

discover blogs on fubar

blog.php' rendered in 0.2816 seconds on machine '8'.